Phun thuốc sâu bị mưa có ảnh hưởng gì không?

Bà con nông dân trong quá trình làm nông của mình chắc hẳn đã từng rơi vào tình trạng phun thuốc sâu bị mưa? Điều này khiến bà con lo lắng việc phun thuốc của mình sẽ không đạt hiệu quả diệt sâu bệnh như mong muốn? Vậy, hãy tham khảo ngay bài viết sau của Agras Việt Nam. Chúng tôi sẽ  chia sẻ biện pháp hiệu quả trong xử lý tình trạng phun thuốc sâu thì bị mưa để bà con tham khảo và áp dụng.

Điều gì sẽ xảy ra khi phun thuốc sâu bị mưa?

Việc bà con bất chấp trời mưa để xịt thuốc hoặc phun thuốc trừ sâu sẽ khiến cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và bị loãng nồng độ. Điều này dẫn đến tình trạng thuốc không còn phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại vốn có.

Thực tế, có nhiều bà con nông dân chủ quan việc phun thuốc nên cứ có thời gian rảnh là phun mà không quan tâm đến yếu tố thời tiết. Điều này khiến cho việc phun thuốc của bà con trở nên vô ích, vừa mất chi phí mua thuốc vừa mất công sức.

Thậm chí, việc phun thuốc khi trời mưa còn khiến cho thuốc vào vào dòng nước rồi ngấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước. Việc bà con dùng nguồn nước này để làm ao hồ nuôi cá hoặc làm nước sinh hoạt sẽ bị ô nhiễm. Mặt khác, việc bà con lạm dụng thuốc trừ sâu quá mức còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân.

Biện pháp hiệu quả xử lý tình trạng phun thuốc sâu bị mưa

Để hạn chế tối đa tình trạng đang phun thuốc thì gặp trời mưa, trước khi phun bà con nên đọc tin tức về thời tiết trong ngày. Đồng thời phải quan sát hướng gió và mây để chọn thời gian phun thuốc hợp lý nhất.

Trung bình sau khoảng thời gian 4 tiếng, hoạt chất có trong thuốc trừ sâu sẽ được hấp thụ hiệu quả. Chúng sẽ có tác dụng ức chế mềm bệnh và quá trình trao đổi chất, diệt sâu bệnh một cách tốt nhất.

Căn cứ vào từng loại thuốc

Đối với thuốc diệt côn trùng Chlorpyrifos hay Dichlorvos: Chúng có đặc tính tiếp xúc mạnh nên không phát huy được tối đa hiệu quả trong vòng 4 tiếng sau khi mưa.

Đối với thuốc trừ sâu diệt nấm hay La Mancozeb: Dù có khả năng chống trôi do mưa nhưng chúng gây ảnh hưởng lớn đến tác dụng thuốc trừ sâu. Đối với trường hợp mưa kéo dài, bà con nên phun thuốc ngay sau khi trời tạn và chỉ sử dụng một nửa liều lượng.

  • Đối với nhóm thuốc kháng sinh như Spinosad hay Avermectin: Bà con có thể phun sau 3h khi trời mưa.

  • Đối với nhóm thuốc trừ sâu chứa hoạt tính vi sinh vật như trichoderma, thuringiensis, Bacillus, Trichoderma,…: Chúng có tác dụng hiệu quả nhất trong điều kiện độ ẩm cao. Vậy nên, bạn còn có thể sử dụng chúng vào những ngày mưa ẩm ướt. Cụ thể, nếu mưa từ 2-4 tiếng, bà con không phải phun thêm nữa. 

Căn cứ vào lượng mưa

Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu lên cây trồng, nếu trời mưa với lưu lượng nhỏ dưới 10mm. Bà con không phải phun thuốc trừ sâu lại. Ngược lại, nếu lưu lượng mưa lớn vượt quá 10m, bà con nên sử dụng một nửa lượng thuốc trừ sâu trong vòng 4-8 tiếng.

Tốt nhất, bà con nên đợi trời tạnh mưa và khô ráo các hạt mưa còn đọng lại trên lá rồi mới phun thuốc. Lúc này, thuốc bảo vệ thực vật mới phát huy tối đa hiệu quả.

Dùng các chất phụ trợ

Dùng chất phụ trợ sẽ có vai trò tăng khả năng bám dính, chống mưa và tính hấp thụ. Việc làm này tốt cho việc dùng thuốc trừ sâu lên cây trồng khi trời đang đổ cơn mưa. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là bà con hãy quan sát và theo dõi tin tức thời tiết trong ngày trước khi phun.

Các kênh theo dõi thời tiết diễn ra trong ngày trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Bà con có thể đọc báo hoặc xem thời sự vào 19h tối hôm trước để được cập nhật chi tiết dự báo thời tiết khu vực mình sinh sống. Kết hợp với quan sát mây, gió vào sáng sớm hoặc chiều tối để đưa ra thời điểm phun thuốc phù hợp nhất.

Vậy là chúng tôi đã chia sẻ xong một số biện pháp xử lý hiệu quả tình trạng phun thuốc sâu bị mưa. Nếu còn điều gì thắc mắc cần được tư vấn thêm về chủ đề trên, bà con nông dân vui lòng liên hệ với Agras Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *