Giống lúa ST25 kỹ thuật canh tác & phòng trừ sâu bệnh

Cùng với ST24, lúa ST25 đang có sức hút, được nhiều đơn vị nông nghiệp ưa chuộng sử dụng trong sản xuất. Đây là giống lúa cho chất lượng gạo ngon nên được nhiều địa phương gieo trồng. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, cần nắm được đặc điểm, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Dưới đây là một số đặc điểm cũng như kỹ thuật gieo trồng giống lúa ST25 bạn cần lưu ý. 

Giới thiệu chung về đặc điểm của giống lúa ST25

Giống lúa ST25 là giống lúa được lai tạo bởi viện nghiên cứu lúa Sóc Trăng.  Đây là giống lúa có đặc tính chịu mặn rất tốt, kháng đạo ôn cấp 2 và bệnh bạc lá. Thân cứng, chống đổ tốt. Cho năng suất và chất lượng cao, đạt từ 6,5- 7,0 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt trên 7,0 tấn/ha.

Thông thường giống lúa ST25 sẽ được gieo cấy vào hai vụ trong năm, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 105-115 ngày, vụ Mùa 102 – 110 ngày. Chiều cao của cây lúa đạt từ 105 đến 110cm, đẻ nhánh trung bình, bông lúa to và dài. Hạt gạo ST25 thon dài, trắng trong, cơm mềm và thêm. Chính vì vậy, ST25 không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất khẩu ra quốc tế và được đánh giá  rất cao về chất lượng. 

Những lưu ý trong kỹ thuật canh tác giống lúa ST25

Trong quá trình canh tác giống lúa ST25, để cho năng suất và giảm thiểu được tác động của sâu bệnh hại, người nông dân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lịch gieo trồng: Cũng giống như các loại giống lúa khác, lịch gieo trồng của lúa ST25 sẽ tùy thuộc theo từng địa phương. Đối với khu vực Đồng bằng sông Hồng, vụ Xuân thời gian gieo mạ nằm trong khoảng thời gian 25/1 – 10/2, vụ Mùa từ 20/6 – 30/6. 
  • Chân đất: Đối với giống lúa ST25 sẽ rất thích hợp và cho năng suất cao khi canh tác trên đất vàn, vàn cao. Lượng giống 1 – 1,2kg/sào 
  • Mật độ cấy lúa: Nên cấy với mật độ trung bình, không cấy quá dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khoảng 30 – 35 khóm/m2, cấy 2 – 3 dảnh/khóm.
  • Phân bón: Lượng phân bón thường tính trung bình theo sào. Người nông dân cần bón phân cân đối để cây có thể sinh trưởng và tăng khả năng chống chịu. Nên bón các loại phân bón có tỷ lệ Kali cao hơn những giống lúa thường. Hạn chế sử dụng phân đơn, thay vào đó sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân tổng hợp. Tùy theo chân đất và điều kiện canh tác ở địa phương lượng phân bón cũng sẽ thay đổi. 

Sử dụng máy bay nông nghiệp để phòng trừ sâu bệnh hại trên giống lúa ST25

Đối với bất kỳ giống lúa nào, thì sâu bệnh hại luôn là vấn đề khiến người nông dân lo lắng và quan tâm nhiều nhất. Bởi nếu như sâu bệnh hại ảnh hưởng quá nhiều sẽ gây mất năng suất cây trồng. Để phòng trừ sâu bệnh hại trên giống lúa ST25, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Bên cạnh phun thuốc trừ sâu, cần bổ sung phun phòng trừ bệnh lem lép hạt ở giai đoạn trước trổ bông. 

Hiện nay, khoa học kỹ thuật nông nghiệp phát triển. Để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nhiều địa phương đã ứng dụng công nghệ máy bay không người lái. Việc sử dụng thiết bị này mang lại hiệu quả rất cao, tiện lợi và giúp tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian và sức lực. Bên cạnh chức năng phun thuốc trừ sâu, máy bay nông nghiệp còn được sử dụng để gieo hạt giống, rải phân bón.

Trên thị trường có các dòng máy bay nông nghiệp nổi tiếng được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới cũng như Việt Nam như DJI Agras T20, DJI Agras T20, DJI Agras T10. Những loại máy này mang lại rất nhiều lợi ích. Phun thuốc không bị bỏ sót, không giẫm đạp trong quá trình phun, thời gian phun nhanh, hiệu quả, tiết kiệm nguyên liệu kết hợp nhiều tính năng thông minh khác. 

Trên đây là một số lưu ý quan trọng trong kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 hiện nay. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn đạt được năng suất và hiệu quả cao. Nếu như bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp các loại máy bay nông nghiệp chính hãng hãy liên hệ đến Agras qua số điện thoại 08.6886.5558

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *